Cách học hóa 12 hiệu quả
Hóa học là một bộ môn khoa học, chúng ta được học môn Hóa từ năm lớp 8. Với những ai yêu thích các chất, tìm hiểu khí, chất... thì sẽ đam mê và học tốt môn Hóa. Để học tốt được môn Hóa chúng ta cần phải nắm vững kiến thức lý thuyết, nắm được các kiến thức căn bản, vận dụng được các kiến thức để đưa vào thực hành. Như vậy mới giải bài tập tốt và làm bài được điểm cao.
Tuy nhiên, không ít các bạn học sinh rất khó khăn trong việc học môn Hóa, môn Hóa không phải là môn học dễ dàng. Nó đòi hỏi chúng ta phải có cách học, tư duy logic tốt thì mới học tốt được môn Hóa. Bài viết sau đây, trung tâm gia su mon Hoa chúng tôi đưa ra một số phương pháp để giúp các bạn học sinh có cách nhìn khác về học môn Hóa, và việc học môn Hóa được tốt hơn.
Mẹo học tốt môn Hóa nhanh tại nhà
Về lý thuyết
- Để học tốt môn Hóa, các bạn cần phải nắm vững lý thuyết, các khái niệm, các định nghĩa, các định luật, công thức từ cơ bản đến nâng cao trong chương trình học. Ngoài ra các bạn cần phải quan sát các hiện tượng trong cuộc sống và trong các cuộc thí nghiệm lớn nhỏ trong lớp học. Bởi vì lý thuyết cần đi liền với thực hành, mà các hiện tượng là phần nào giải thích được những gì chúng ta được học. Cứ như vậy thì các bạn sẽ tiếp thu và tích lũy được kiến thức.
- Xử lí thông tin: để biết được và giải thích được các hiện tượng, chúng ta cần phải làm thí nghiệm. Trong quá trình làm thí nghiệm hãy quan sát kỹ và tự mình giải thích (qua những kiến thức mình đã được học).
- Nắm vựng lý thuyết sau đấy vận dụng vào cách giải bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn để hiểu bài hơn.
- Muốn ghi nhớ được lý thuyết thì các bạn nên học có chọn lọc, logic, nhớ những ý chính. Môn Hóa không phải là môn học chỉ cần học vẹt mà cần phải am hiểu.
Về bài tập
Về phần bài tập, các em cần chú ý cách phân biệt các dạng bài tập. Vận dụng tốt kiến thức đã học:
- Nắm chắc các tên gọi về các chất (một chất có 2 tên: tên thường gọi và tên quốc tế), nắm chắc ký hiệu của các chất, các chỉ số.
- Nhớ các trạng thái của các chất: chất rắn, lỏng, khí, màu sắc, có mùi hay không mùi, nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy...
Làm sao để học tốt môn Hóa
Hóa tính:
+ Dựa vào đặc điểm cấu tạo để xác định các tính chất cơ bản của chất. Sau đó khái quát được tính chất chung của hợp chất.
+ Cần nhớ kỹ là chất đó có thể tác dụng được với những chất gì, phản ứng nào. Các phản ứng xảy ra thường có những hiện tượng gì (quỳ tím đổi màu, kết tủa...)
Khi điều chế:
+ Nắm được các phương pháp điều chế các loại chất, loại hợp chất với nhau. Có một số chất và hợp chất sẽ có những phương thức điều chế riêng (các em cần lưu ý và nhớ kỹ).
+ Ghi nhớ kỹ tên của các nguyên liệu
Cách làm tốt các bài tập Hóa học
- Để học tốt và làm tốt bài tập môn Hóa, học sinh cần phải nắm vững hóa tính và điều chế, kết hợp với cấu tạo chất, chú ý các hiện tượng xảy ra khi làm thí nghiệm.
- Viết phương trình phản ứng: phải nắm vững được hóa tính, xem xét hợp chất này kết hợp được với những chất nào. Phương trình viết đúng thì bài giải mới đúng được.
- Phản ứng: các em cần nắm vững hóa tình và điều chế, mối quan hệ giữa các chất và sự thay đổi như thế nào (mao mạch cacbon). Phải lưu ý là các hợp chất, các chất tác dụng trong điều kiện như thế nào. Căn bằng phương trình và ghi rõ điều kiện (nếu có).
- Nhận diện được hóa chất: nắm vững những thuốc có thể thử để nhận diện được hóa chất, dấu hiệu, sau đó viết phương trình phản ứng kèm theo dấu hiệu.
- Giải thích được hiện tượng và chứng minh nó, viết phương trình theo từng giai đoạn xảy ra. Các em nên chú ý các hiện tượng xảy ra như bay hơi, kết tủa, thay đổi màu sắc, hay mùi...
Gia sư môn Hóa tại nhà
Phương pháp học tốt môn Hóa
Sau đây là môn số phương pháp để các bạn học tốt môn Hóa học:
- Trên lớp đa phần không đủ thời gian để giáo viên có thể dạy lý thuyết rồi giải bài tập. Vì thế các bạn nên làm bài tập thường xuyên và nhiều lần ở nhà. Tự giải bài tập một phần giúp các bạn củng cố kiến thức về lý thuyết lẫn các dạng bài tập.
- Tự viết các phương trình hóa học, khi viết được nhiều. Các bạn sẽ nắm được không chỉ về phương trình phản ứng mà còn nhớ được các hợp chất, các chất, các điều kiện phản ứng..
- Tập trung quan sát các hiện tượng xảy ra khi làm thí nghiệm, giải thích được nguyên nhân, lý do có hiện tượng đó. Làm nhiều thí nghiệm, đây là cách học hiệu quả nhất.
- Học tốt môn Toán, Lý thì môn Hóa cũng không khó khăn gì với các bạn (3 môn này liên quan và hỗ trợ lẫn nhau).
- Học hỏi kiến thức từ các bạn giỏi trong lớp, cùng nhau trao đổi kiến thức lẫn nhau.
- Sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình học tập giúp bạn ghi nhớ dễ hơn, hệ thống kiến thức được tốt hơn.
- Tìm hiểu các thông tin, các bài tập tham khải nâng cao trên internet, thường xuyên làm bài tập.
Lời kết: để học tốt môn Hóa, các bạn không chỉ nắm vững tất cả các kiến thức mà các bạn cần phải chăm chỉ học tập, làm bài tập nhiều lần. việc học đi đôi với thực hành, hãy vận dụng kiến thức và áp dụng vào thực tiễn. Như vậy, việc học Hóa học của các bạn sẽ đơn giản hơn. Chúc các bạn thành công nhé!
Võ Thị Ngọc Linh
tags: cách học giỏi hóa 8 | cách học giỏi hóa 9 | cách học tốt môn hóa lớp 12 | phương pháp học tập môn hóa học như thế nào là tốt | bí quyết thi học sinh giỏi hóa | cách học tốt môn hóa 10 |cách học giỏi hóa lớp 10 | cách học giỏi hóa cho người mất gốc
Post a Comment